Gần đây, khi nói đến giống cà phê cho năng suất cao, nhiều người nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên thường nhắc đến giống cà phê cao sản của cơ sở Trường Sơn. Nhiều vùng, giống cà phê Trường Sơn đã chiếm 50% diện tích cà phê ghép…
Có mặt ở Lâm Đồng vào những ngày đầu tháng 2, chúng tôi gặp anh Phan Văn Sơn – một trong hai “ông chủ” (người còn lại là anh Phan Văn Trường) có công lai tạo giống cà phê cao sản, anh cho biết: Cơ sở Trường Sơn do hai anh em chúng tôi tạo dựng nên từ năm 2003 với mục đích cung cấp cho bà con những giống cà phê cho sản lượng cao, cây khoẻ, chùm to, trái lớn, ít bị sâu bệnh, năng suất ổn định…
Và quan trọng nhất là sản phẩm phải thoả mãn nhu cầu của khách hàng, giá trị thương phẩm cao về hình thức cũng như chất lượng. Anh Sơn nhớ lại ngày đầu mới trồng cà phê, năng suất, sản lượng cà phê rất thấp mặc dù đã được đầu tư, chăm sóc kĩ càng.
Sau vài năm không thấy cải thiện được năng suất, hai anh em đã tự mầy mò, tìm hiểu tài liệu khoa học và trao đổi với người dân làm cà phê, ai có giống tốt thì giới thiệu. Đến năm 1992, hai anh em bắt đầu ghép thử nghiệm nhiều loại giống trên vườn của mình, thời gian đầu đã thấy tâm đắc với một vài giống. Được một thời gian lại được bạn bè giới thiệu những loại giống mới phù hợp hơn, tốt hơn, các anh quyết định cắt bỏ vườn cà phê để tiếp tục thử nghiệm giống mới.
Cái khó khăn nhất là có những giống thoả mãn điều kiện này nhưng lại không thoả mãn điều kiện khác, nên lại phải tiếp tục tìm hiểu. Cứ như vậy sau 6 năm nghiên cứu tìm tòi, đến năm 1998 họ đã tìm được 3 giống ưng ý nhất, đó là: TS1, TS3, TS4, trong đó giống TS1 cho sản lượng cao nhất. 1 cây cà phê TS1 trưởng thành cho tới 80kg quả tươi. Hai giống còn lại có năng suất gần bằng TS1, đều cho chùm to trái lớn, chín đồng đều, sức sống mạnh, ít bị sâu bệnh, dễ đậu trái, năng suất cao, ổn định.
Liên hệ:
C. SỞ GIỐNG CÀ PHÊ CAO SẢN TRƯỜNG SƠN
Địa chỉ: Thôn 5- Xã Damb’ri, Bảo Lộc, Lâm Đồng, Lâm Đồng, Viet Nam
Điện thoại: 063-710232
Fax: 063-710232
Di động: 0918 438 437 (gặp anh Sơn)
Di động: 0918 438437 (anh Sơn)Về chất lượng sản phẩm 3 giống đều đạt tiêu chuẩn của Hiệp hội cà phê Việt Nam đưa ra như: trái lớn, độ đồng đều cao, trên sàn 16 tiêu chuẩn cà phê Việt Nam loại R2 (13% độ ẩm, 1% tạp chất, 5% hạt đen vỡ và hạt trên sàn 13 đạt 90%) các giống đều đạt trên 90%, giống TS4 trên sàn 18 (sàn cao nhất của Việt Nam) đạt trên 92%.
Độ đồng đều của nhân khi hái trong vườn ra sàn hầu như chỉ rớt những trái bị vỡ, còn lại nhân không bị lọt sàng. Sau khi tìm được 3 giống ưng ý này, anh em Trường – Sơn đã chuyển giao cho anh em trong gia đình, bạn bè ở một số nơi trồng thử.
Đồng thời tiến hành ghép các giống này trên 15 ha cây cà phê thực sinh trong vườn nhà. Cà phê ghép sau 1 năm thì cho thu hoạch. Những vụ đầu năng suất chỉ đạt khoảng 1,5-2,5 tấn/ha, bắt đầu sang vụ thứ 3 năng suất tăng cao, dao động từ 7-10 tấn/ha.
Điều làm các anh cảm thấy vui hơn nữa là các giống cà phê này hầu như không bị sâu bệnh, cây sinh trưởng mạnh, ít phải chăm sóc, khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu rộng và công thu hoạch cũng giảm đáng kể. Anh Sơn cho biết, thời gian chín của các giống này luân phiên nhau và chín rất đều. Giống TS1 thời gian bắt đầu chín từ 20-25/11, giống này có vỏ dầy, cứ 4,1-4,2 kg quả mới được 1 kg nhân đạt chất lượng trên sàn K16.
Giống TS3 thời gian bắt đầu chín từ 25/10-5/11, vỏ hạt mỏng, cứ 3,5-3,7 kg quả cho 1 kg nhân, nhân to đồng đều đạt chất lượng trên sàn K16-K18. Giống TS4 có thời gian chín trễ 5-10/12, các tiêu chuẩn khác như giống TS3. Khu rẫy của gia đình các anh Trương, Trường, Sơn được nhiều người đến tham quan và học hỏi ngày càng đông. Nhằm đáp ứng nhu cầu về giống cho bà con nông dân, tháng 5/2004 hai anh em Trường và Sơn quyết định sản suất giống và hàng năm có thể cung cấp cho người dân khoảng 500.000 cây giống.
Ngày 14/10/2006 3 giống cà phê này đã được Hội đồng khoa học của Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng tổ chức bình chọn và xác nhận giống cà phê cao sản Trường Sơn có chất lượng tốt, được phép lưu hành trên thị trường. Hiện nay trên thị trường cây giống các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh lân cận như: Vũng Tàu, Bình Dương…, giống cà phê cao sản Trường Sơn đã chiếm hơn 50% diện tích cà phê ghép.
Chi Mai
Theo: Nông Nghiệp Việt Nam